Nhà lãnh đạo tài giỏi đến đâu cũng cần ít nhất một người phụ tá đồng hành trên con đường thực thi sứ mệnh doanh nghiệp. Quản lý cấp trung chính là những người phụ tá thầm lặng đắc lực ấy.
Lực lượng đang chiếm tỷ trọng ngày càng cao trên thị trường lao động, hầu như có mặt tại mọi doanh nghiệp quy mô lớn nhỏ này giữ vai trò và tầm quan trọng như thế nào mà khiến các chủ doanh nghiệp “sủng ái” từ đãi ngộ, lương thưởng tới cơ hội học tập phát triển?
—————————–
1. Cầu nối giữa lãnh đạo và nhân viên
– Quản lý cấp trung chịu trách nhiệm hiện thực hóa các chính sách, quyết định ban hành từ lãnh đạo cấp cao. Những người phụ tá này sẽ truyền đạt tư tưởng của ban lãnh đạo và đồng hành đảm bảo toàn bộ nhân sự từ nhân viên tới quản lý cấp thấp tham gia quá trình trong hệ thống nắm bắt chiến lược và thực thi.
– Không ít chủ doanh nghiệp từng bỏ lỡ cơ hội nhờ cậy quản lý cấp trung san sẻ gánh nặng này. Đơn cử như trường hợp một học viên của SME Hospital, trong quá trình triển khai CRM tại doanh nghiệp mình, anh đã “hồn nhiên” thực hiện vai trò cầu nối vốn dĩ thuộc về quản lý cấp trung – trực tiếp hướng dẫn và giám sát nhân viên thực thi tác nghiệp. Kết quả tất yếu, công việc đốc thúc và chỉnh đốn thái độ làm việc của nhân sự đã chiếm hết quỹ thời gian của vị CEO này, không còn khoảng trống để tư duy và định hướng chiến lược cho doanh nghiệp.
– Mãi tới lần thứ hai tham gia workshop CRM, được khai sáng bởi các chuyên gia của SME Hospital, chủ doanh nghiệp mới vỡ lẽ về vai trò quyết định của quản lý cấp trung. Anh đã lập tức thay đổi cách làm, sử dụng nhân sự hiệu quả không tốn sức và đón nhận những kết quả hết sức tích cực từ dự án triển khai CRM, từng bước tối ưu lợi nhuận trên khách hàng.
– Câu chuyện mang đầy tính trải nghiệm về công tác quản trị nhân sự này đã một lần được phân tích trên fan page của chúng tôi. Để xem lại bài viết các nhà quản lý có thể truy cập link: fb.com/SMEHospital/posts/576459255897755
2. Tham mưu chính xác dựa trên số liệu
– Một năng lực cốt yếu của quản lý cấp trung mà không chủ doanh nghiệp thành công nào chưa tận dụng: Khả năng tổng hợp, phân tích số liệu để đưa ra ý kiến tham mưu xác đáng.
– 70% doanh nghiệp học viên các khóa huấn luyện CRM của SME Hospital đề cao tư duy số liệu được truyền đạt bởi các chuyên gia. Phần nhiều trong số họ thực sự bất ngờ và hoàn toàn bị thuyết phục bởi cách thức tư duy chiến lược hết sức khoa học dựa trên các biểu đồ, báo cáo thống kê xác thực.
– Hệ thống quản lý cấp trung trên thế giới đã và đang từng ngày từng giờ tham mưu cho các CEO thành công. Giờ đây hình thức ra quyết định đáng mơ ước này hoàn toàn có thể thực hiện được tại các doanh nghiệp Việt nhờ đầu óc nhanh nhạy cùng tính cách tỉ mỉ, cẩn thận của một quản lý cấp trung.
– Độ chính xác của đề xuất, tham mưu từ quản lý cấp trung phụ thuộc rất nhiều vào khả năng xây dựng hệ thống thu thập, phân hoạch dữ liệu của doanh nghiệp và năng lực tổng hợp, hệ thống dữ liệu lên các biểu đồ phân tích báo cáo của quản lý cấp trung.
3. Động viên khích lệ nhân sự cấp thấp
– Trong bối cảnh SMEs còn đau đầu với bài toán giữ chân nhân sự, quản lý cấp trung chính là “tai mắt” của chủ doanh nghiệp, nhanh chóng nhận biết những thay đổi bất thường của nhân viên phía dưới để kịp thời động viên và đồng hành, giúp đỡ.
– Bên cạnh đó, đội ngũ quản lý cấp trung sâu sát, trực tiếp làm việc cùng nhân sự, có khả năng đánh giá chi tiết từ kiến thức, kỹ năng tới hành vi thái độ. Từ đó, tổng kết, đề xuất lãnh đạo hình thức thúc đẩy năng suất làm việc một cách đúng đắn, phù hợp.
– Các lãnh đạo cấp cao ít có cơ hội tiếp xúc với nhân sự cấp dưới, các chế độ chính sách khen thưởng nhiều khi không đúng người đúng việc hoặc dàn trải chi phí mà hiệu quả không cao. Quản lý cấp trung chính là mắt xích kết nối giúp thông suốt sợi xích toàn hệ thống.
– Chi phí tối ưu, tiết giảm tỷ lệ nhân sự thải hồi, tuyển mới,… tất cả chỉ là một phương trình nhỏ trong toàn bộ bài toán khó quản lý cấp trung có thể đồng hành giải đáp cùng chủ doanh nghiệp.