Nghệ thuật quản lý thời gian và Thuật quản lý thời gian là hai tác phẩm siêu kinh điển của tác giả nổi tiếng Brian Tracy. Hai cuốn sách này được ví như những cuốn sổ tiết kiệm tích lũy ít nhất 2 giờ lao động mỗi ngày của người lao động. Vậy những cuốn sách này chứa đựng cách quản lý thời gian kỳ diệu nào mà có thể cân bằng công việc và cuộc sống một cách tuyệt vời như thế. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé.

Đôi nét về tác giả Brian Tracy

1.1 Những tác phẩm nổi tiếng

Brian Tracy là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo và phát triển cá nhân. Trong suốt hành trình sự nghiệp, ông đã cho ra mắt 80 cuốn sách nổi tiếng với nhiều chủ đề khác nhau được dịch sang hàng chục ngôn ngữ. Một số tác phẩm nổi bật mang tên tuổi của ông đến gần hơn với độc giả: Earn What You’re Really Worth, Eat That Frog! No Excuses! The Power of Self-Discipline và The Psychology of Achievement.

1.2 Cuộc đời Brian Tracy là hành trình đầy mạo hiểm, thú vị

Vốn dĩ ông sở hữu kiến thức am hiểu chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn phong phú vì cuộc đời ông được ví như hành trình đầy mạo hiểm và thú vị.

Ông sinh ra trong một gia đình nghèo khó, để kiếm đủ cơm ăn áo mặc ông đã bươn chải làm việc nặng nhọc từ khi còn trẻ. Với tính cách tiết kiệm và tích lũy được hình thành từ nhỏ nên đến năm 20 tuổi ông đã có một khoản tích lũy để bắt đầu hành trình phiêu lưu đến những miền đất hứa. Ông đã từng đặt chân đến Bắc Mỹ, Anh, Tây Ban Nha và cả vùng đất sa mạc Sahara khắc nghiệt và đầy nguy hiểm. 

Trong hình trinh phiêu lưu 8 năm, ông đã vượt qua nhiều thử thách, có nhiều trải nghiệm sinh tồn và làm việc tại nhiều quốc gia với các vị trí, cộng tác với nhiều cộng sự giỏi khác nhau. Bên cạnh vai trò là một tác giả nổi tiếng ông còn đồng thời đảm nhận vị trí Chủ tịch và giám đốc điều hành của ba công ty trị giá hàng triệu đô la mỹ. Brian Tracy sở hữu cho mình một đế chế riêng Brian Tracy International chuyên cung cấp lĩnh vực tư vấn phát triển lãnh đạo, đào tạo nhân viên, xây dựng mục tiêu, chiến lược phát triển tư duy,…

Giới thiệu sơ lược về Thuật quản lý thời gian

2.1 Tổng quan

Cuốn sách Thuật quản lý thời gian chứa đựng 21 bí kíp tuyệt vời giúp quản lý thời gian hiệu quả, kiểm soát chu toàn mọi việc đạt được năng suất cao, cân bằng công việc và cuộc sống. Cuốn sách là vị cứu tinh cho những ai đang bị mất phương hướng không thể cân bằng thời gian bản thân, mong muốn đi tìm những giải pháp để kiểm soát thời gian hiệu quả, giúp 24 giờ của bản thân trở nên có ích và đáng giá hơn. 

thuat-quan-ly-thoi-gian-mang-den-21-phuong-phap-quan-ly-thoi-gian-hieu-qua

Thuật quản lý thời gian mang đến 21 phương pháp quản lý thời gian hiệu quả

2.2 Tóm tắt 10 chương sách

Brian Tracy cho rằng: Bất cứ ai cũng có thể quản lý thời gian của mình một cách hiệu quả, chẳng qua là bạn chưa tìm ra được phương pháp phù hợp cho bản thân. Tác giả cũng đánh giá cao tầm quan trọng của khả năng quản lý thời gian, vai trò của kỹ năng này không hề kém cạnh bất kỳ thói quen khác trong công việc.

Cuốn sách này mang đến cho chúng ta phương pháp 4D: Desire (Mong muốn) – Decisiveness (Quyết đoán) – Determination (Quyết tâm) – Discipline (Kỷ luật) được thể hiện chi tiết qua 10 chương sách

  • Chương 1: Tâm lý học về quản lý thời gian

Chương này đi sâu vào phân tích suy nghĩ và cảm xúc của cá nhân. Nếu bạn cảm thấy tự tin và lạc quan với năng lực nội tại của bạn thì sẽ dễ dàng chủ động kiểm soát được hành vi công việc, nâng cao hiệu suất làm việc. 7 giá trị cốt lõi mà nội dung chương 1 mang đến cho độc giả:

  • Quy luật của sự kiểm soát
  • Những suy nghĩ và cảm xúc của bạn
  • Niềm tin trở thành thực tế
  • Ra quyết định
  • Lập trình cho tâm trí của bạn
  • Hình dung về điều bạn muốn trở thành
  • Hành động theo giả định
  • Chương 2: Xác định giá trị bạn coi trọng 

Kỹ năng quản lý thời gian nói riêng ẩn chứa sâu xa là kỹ năng quản lý cuộc sống, Bạn cần xác định đâu là giá trị mà bạn coi trọng? Bạn thực sự quan tâm điều gì? Từ đó làm kim chỉ nam để định hướng việc làm của mình đi theo mục tiêu bạn đã đặt ra.

  • Chương 3: Suy nghĩ về tầm nhìn và sứ mệnh của bạn

Chương sách này đề cập đến phương pháp tư duy chậm với 3 bước:

  •  Giữ vững mục tiêu
  • Tìm ra phương pháp theo cá nhân
  • Lựa chọn cách tốt nhất
  • Chương 4: Dự tính về tương lai và nhìn lại

Rèn luyện tư duy sáng suốt, suy nghĩ rõ ràng về hành động bạn làm sẽ tạo ra những giá trị nào trong tương lai. Khởi động ngày làm việc năng lượng bằng cách dành thời gian 30 phút đầu ngày, để tự đánh giá về mục tiêu, kế hoạch, và sự tiến bộ. Chương này sẽ giúp cho bạn phát triển tầm nhìn rộng mở, kỹ năng ra quyết địnhnghệ thuật quản lý thời gian trong ngày hiệu quả.

  • Chương 5: Viết ra kế hoạch

Lên danh sách những việc cần làm trong ngày, sắp xếp công việc theo thứ tự, áp dụng thuật quản lý thời gian pareto: lựa chọn 20% hạng mục công việc mang lại 80% giá trị mục tiêu đã đề ra để thực hiện trước. 

ung-dung-pareto-de-lua-chon-cong-viec-mang-lai-hieu-qua

Ứng dụng Pareto để lựa chọn công việc mang lại hiệu quả cao

  • Chương 6: Lập biểu đồ kế hoạch 

Chương sách giới thiệu đến độc giả ứng dụng biểu đồ PERT mô tả tiến độ hoàn thành kế hoạch, giúp người dùng có thể kiểm soát thời gian và theo dõi kế hoạch của mình dễ dàng hơn. Để xây dựng biểu đồ PERT hiệu quả, bạn cần xác định những yếu tố sau: Danh sách công việc cần thực hiện trong ngày, xác định thứ tự và mối liên quan (nhiệm vụ phụ thuộc cần hoàn thành theo thứ tự hay nhiệm vụ phân kỳ có thể hoàn thành song song), ước tình thời gian hoàn thành từng công việc.

  • Chương 7 Lập danh sách công việc hàng ngày

Chương này sẽ đi sâu vào giai đoạn lập danh sách. Tác giả cho rằng thời điểm tốt nhất để lên danh sách công việc vào tối hôm trước, bạn sẽ có một khoảng thời gian để suy nghĩ và định hướng cách giải quyết công việc trước khi bạn ngủ. Sáng hôm sau, não bộ thường xuất hiện những ý tưởng và phương pháp tuyệt vời để giải quyết những vấn đề trong danh sách công việc. 4 lưu ý khi lập danh sách công việc: 

  • Ứng dụng phương pháp ABCDE
  • Bàn giao những công việc có thể ủy quyền
  • Luôn bám sát vào kế hoạch đề ra
  • Liệt kê những việc không được làm và loại bỏ chúng tránh mất thời gian

lap-danh-sach-cong-viec-moi-ngay-giup-ban-bam-sat-muc-tieu

Lập danh sách công việc hàng ngày giúp bạn bám sát mục tiêu đã đặt ra

  •  Chương 8: Thiết lập mức độ ưu tiên

4 kỹ thuật bạn có thể tham khảo để thiết lập mức độ ưu tiên công việc:

Nguyên lý Pareto, chủ động đặt ra áp lực, nỗ lực để hoàn thành được nhiều việc hơn, quy luật số ba

  • Chương 9: Giữ đúng hướng

Ứng dụng ma trận quản lý thời gian Eisenhower với 4 góc phần tư để tập trung xử lý công việc khẩn cấp và quan trọng, tránh xao nhãng, lan man dẫn đến làm việc không hiệu quả, đi sai định hướng mục tiêu ban đầu đã đề ra.

  • Chương 10: Xác định nhiệm vụ chính

Để xác định những công việc chính cần thực hiện, bạn cần tự giải đáp ba thắc mắc sau đây:

  • Công việc nào bạn nhất định phải hoàn thành sớm nhất?
  • Công việc nào không thể ủy quyền, phải tự bạn thực hiện?
  • Công việc nào bạn có thể thực hiện mà không cần sự hỗ trợ?

Nghệ thuật quản lý giúp tối ưu thời gian trong công việc và cuộc sống

Cuốn sách Nghệ thuật quản lý thời gian phân tích những chiến lược tối ưu hóa thời gian. Giới thiệu chi tiết đến độc giả những loại thời gian trong công việc và cuộc sống, kèm theo những minh chứng, lời khuyên từ tác giả Brian Tracy gửi gắm đến người đọc cách sử dụng các khoảng thời gian hiệu quả.

nghe-thuat-quan-ly-thoi-gian-phan-tich-chien-luoc-toi-uu-hoa-thoi-gian-hieu-qua

Nghệ thuật quản lý thời gian phân tích chiến lược tối ưu hóa thời gian hiệu quả

3.1 Thời gian đặt mục tiêu và lên kế hoạch

Đây là khoảng thời gian phù hợp để xây dựng mục tiêu và lên kế hoạch chiến lược cụ thể, chi tiết. Nếu không có mục tiêu, đích đến cụ thể bạn sẽ lãng phí thời gian quý giá của mình và dẫn đến thất bại. Brian Tracy đã chia sẻ một số phương pháp giúp bạn thiết lập mục tiêu và lên kế hoạch hiệu quả hơn: phương pháp A/B, 7 bước đạt mục tiêu, phương pháp 3P,…

3.2 Thời gian thực hiện

Brian Tracy đã đề cập đến “Lời nguyền về gián đoạn điện từ”, có rất nhiều nhân viên dành thời gian làm việc của mình để lãng phí vào những thói quen xấu: nghiện mạng xã hội, chơi game, shopping, tán gẫu với bạn bè thông qua ứng dụng, trò chuyện với đồng nghiệp về những vấn đề ngoài xã hội không liên quan đến công việc,…Đây là những yếu tố tiêu cực gây mất tập trung, trì hoãn công việc, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của bạn.

Bên cạnh việc nỗ lực làm việc, bạn cần quan tâm nhiều hơn đến hiệu suất đạt được. Trong thời gian thực hiện công việc, tuyệt đối tập trung vào mục tiêu cần đạt được, hạn chế tối đa những thói quen xấu làm gián đoạn tiến độ làm việc của bạn

3.3 Thời gian nhàn rỗi

Thời gian nhàn rỗi ít được mọi người quan tâm, vì họ chỉ tập trung vào thời gian làm việc. Mỗi người sẽ có cách sử dụng thời gian nhàn rỗi khác nhau: nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn, xem phim,…Nếu biết tận dụng khoảng thời gian này đúng cách, nó sẽ mang lại cho bạn những giá trị to lớn. Tác giả đưa ra lời khuyên hãy dùng thời gian nhàn rỗi của bạn hiệu quả bằng cách học hỏi thêm nhiều kiến thức, trau dồi và phát triển những kỹ năng mới, đọc sách nhiều hơn để mở ra những góc nhìn mới đa chiều giúp nảy sinh ra những ý tưởng độc đáo hỗ trợ công việc của bạn phát triển hơn.

3.4 Thời gian sáng tạo

Sáng tạo không phải là kỹ năng thiên phú mà cần được rèn luyện mỗi ngày. Vậy chúng ta cần tập luyện sáng tạo như thế nào là hiệu quả nhất? Brian Tracy đã đưa ra những phương pháp kích hoạt sự sáng tạo: thay đổi tư duy, nhận định, giải quyết vấn đề, tạo ra nhiều sự thay đổi hơn,… Luyện tập tiến trình này lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian “vàng” vào mỗi ngày sẽ giúp bạn hình thành thói quen sáng tạo trong mọi việc.

Bài viết trên đây đã bật mí nhiều kiến thức và kinh nghiệm của Brian Tracy về nghệ thuật quản lý thời gian được đúc kết gửi gắm vào những đứa con tinh thần của ông. Hy vọng, bạn đọc có thể hiểu được những giá trị cốt lõi và vận dụng thành công vào cuộc sống cá nhân.