Neuro-Linguistic Programming, là viết tắt là NLP, hay lập trình ngôn ngữ tư duy, lập trình tư duy, lập trình tâm trí. Nó chứa đựng ba thành tố có ảnh hưởng lớn nhất đến việc hình thành những kinh nghiệm cá nhân của mỗi người: thần kinh học, ngôn ngữ học, và các mô thức được lập trình sẵn.

Lập trình ngôn ngữ tư duy

Neuro-Linguistic Programming

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Neuro-Linguistic Programming, là viết tắt là NLP, hay lập trình ngôn ngữ tư duylập trình tư duylập trình tâm trí. Nó chứa đựng ba thành tố có ảnh hưởng lớn nhất đến việc hình thành những kinh nghiệm cá nhân của mỗi người: thần kinh học, ngôn ngữ học, và các mô thức được lập trình sẵn.

Khởi nguồn

Vào những năm đầu thập niên 70, nhà ngôn ngữ học John Grinder, và nhà toán học Richard Bandler tiến hành tìm kiếm những công cụ xuất sắc trong việc phát triển tiềm năng bản thân.

Grinder và Bandler đặt ra câu hỏi: “Sự khác biệt giữa một người tương đối thành thạo và một người thật sự vượt trội trong cùng một lĩnh vực là gì?” Câu trả lời không gì khác hơn chính là NLP, hay còn được mệnh danh là “khoa học của sự xuất chúng” hay “khoa học của sự thay đổi”.

John Grinder và Richard Bandler – hai giáo sư đại học Santa Cruz (Mỹ) – được xem là những người sáng lập ra NLP để cải thiện kỹ năng con người thông qua việc tạo ra những mô thức hành động tốt hơn.

Ý tưởng

Một trong những ý tưởng độc đáo nhất của NLP là: Nếu một người nào đó làm được việc gì, thì ta sẽ có khả năng tìm hiểu cách thức họ làm như thế nào và lặp lại nó. Nguyên Lý Mô Phỏng (Principle of Modelling) của NLP là một trong những cách tiếp cận độc nhất vô nhị cho việc phát hiện và bắt chước những kỹ năng tiềm thức của những người kiệt xuất (có năng khiếu bẩm sinh) để dạy lại cho những người khác những kỹ năng mà bình thường rất khó có thể học được.

Nghiên cứu khoa học

Giáo sư Gerald Edelman, người đoạt được giải Nobel, đã trải qua 30 năm nghiên cứu các chức năng hoạt động của bộ não. Ông kết luận rằng hơn 10 tỉ tế bào thần kinh trong chúng ta đã sắp xếp thành từng nhóm và hình thành những bản đồ phản ánh lại kinh nghiệm của chúng ta. Những bản đồ này cho phép chúng ta ý thức về thế giới cũng như về bản thân. Những liên kết giữa các tế bào càng hoạt động thường xuyên sẽ càng phát triển mạnh; những phần còn lại sẽ hao mòn dần.

Nỗi ám ảnh là một ví dụ hay về hoạt động của bộ não. Một trường hợp cá biệt (sợ độ cao, nhện…) sản xuất ra một phản ứng vật chất mạnh mẽ (đổ mồ hôi tay, thở gấp, hoảng sợ, …) Bộ não nhận biết điều đó một cách nhanh chóng và ngay sau đó, mỗi khi người đó gặp kích thích tương tự, cơ thể của họ biết phải phản ứng tương đương. Một điều ngạc nhiên là những người mắc chứng sợ hãi không bao giờ quên phản ứng này. Đây là chiến lược học hỏi một lần hoàn hảo.

Một mặt những phản ứng theo thói quen tất yếu này dẫn đến bất lợi cho chúng ta là bị ám ảnh, thì mặt khác nó cũng có lợi là chúng ta làm nhiều việc mà không cần suy nghĩ như buộc dây giày, lái xe…

Vì vậy NLP nghiên cứu tỉ mỉ về cách mỗi cá nhân hành xử theo thói quen như thế nào. Với NLP chúng ta có thể nhận thấy những khuôn mẫu nào đáp ứng và phục vụ chúng ta. Sau đó chúng ta có thể thêm vào những khuôn mẫu mới cho hành vi cư xử của mình và đạt hiệu quả hơn trong những trường hợp khi mà trước kia chúng ta đã ứng xử không hiệu quả. Nếu chúng ta hiểu chính bản thân mình, chúng ta có thể lựa chọn về việc chúng ta muốn trở thành người như thế nào trong tương lai.

Nguyên lý kỹ thuật

NLP nghiên cứu tỉ mỉ về cách mỗi cá nhân hành xử theo thói quen như thế nào. Với NLP, chúng ta có thể học hỏi từ người khác những mô thức nào có ích và phục vụ chúng ta. Sau đó chúng ta có thể luyện tập những mô thức mới cho hành vi của mình (giống như tái lập trình não bộ) nhằm tiến bộ hơn trong những trường hợp mà trước kia chúng ta đã ứng xử không hiệu quả.

NLP nhằm vào việc thay đổi tận gốc của hành vi, tức thay đổi lối tư duy dẫn đến hành vi. Cuộc sống, năng lực cũng như trình độ đều là hệ quả của cách chúng ta suy nghĩ. Việc thay đổi tận gốc vì vậy là điều bắt buộc nếu một người muốn nâng cao bất cứ kỹ năng nào, hoặc thay đổi các thói quen đã bám rễ. Trong nhiều trường hợp, việc thay đổi này khá dễ dàng và mang lại hiệu quả cao.

Chúng ta giao tiếp với thế giới bên ngoài thông qua 5 giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, và vị giác. Chúng ta tiếp nhận những tác nhân kích thích từ bên ngoài, và tái tạo lại chúng bên trong não bộ dưới một hình thức khác. Việc này hình thành bên trong não bộ chúng ta một thế giới thu nhỏ và chủ quan của riêng chúng ta.

Việc tổng hợp tất cả những gì ta thu nhận từ bên ngoài vào não bộ tạo nên những mô thức hành vi và phản ứng trong các hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống, việc này còn được gọi là “lập trình”. Những mô thức (hay gọi một cách đơn giản là thói quen) này sẽ lặp đi lặp lại nếu không có cản trở hay thay đổi gì. Nó giống như máy ghi âm tua lại cùng một nội dung nếu như nó không bao giờ được ghi âm nội dung khác chồng lên. Vấn đề là ở chỗ, những mô thức lặp đi lặp lại này có những cái rất hữu ích nhưng có những cái thì hoàn toàn không (hoặc thậm chí có hại).

Những người sáng lập ra NLP đã nhận ra rằng, mọi người không phản ứng trực tiếp với thế giới chung quanh họ. Trước tiên, họ dùng những gì thu nhận được từ thế giới bên ngoài trong quá trình sống và lớn lên của bản thân để “lập trình” cho bộ não của mình, rồi cứ thế mà hành động và phản ứng (một cách gần như tự động) theo các chương trình đã được cài sẵn đó.

NLP có một số nguyên lý rất hay, hai trong số chúng là:

1.     “Nếu bạn tiếp tục làm mọi thứ theo cách bạn luôn làm, thì bạn sẽ mãi chỉ đạt những gì bạn đã có!”

2.     “Nếu những gì bạn đang làm không hiệu quả, hãy làm điều gì khác!”

Lợi ích

Các nhà sáng lập và nghiên cứu NLP tin rằng: nếu con người có thể sử dụng một cách hiệu quả những nguyên lý và kỹ thuật trong NLP, họ có thể đạt được khả năng giao tiếp đầy nghệ thuật, có được một cuộc sống hạnh phúc, giàu có và mãn nguyện hơn. Điều này đã được chứng minh trong cuộc sống qua rất nhiều câu chuyện thành công trong nhiều lĩnh vực.

Hiện nay, nhiều người cho rằng NLP là một trong những cách tiếp cận tốt nhất để đạt được đến nghệ thuật trong giao tiếp, trong phát triển bản thân và trong việc vươn đến những thành công vượt trội.

Thông qua việc am hiểu NLP, bạn sẽ:

·                    Học được cách điểu khiển trạng thái cảm xúc của bản thân

·                    Phát triển được kỹ năng thuyết phục trong giao tiếp

·                    Vượt qua được những trở ngại trong công việc và cuộc sống

·                    Giúp được những người xung quanh mình thành công

·                    Và làm được nhiều điều thú vị khác trong cuộc sống

Ứng dụng

Bandler và Grinder cam đoan rằng NLP giải quyết các vấn đề như sợ ám ảnh (phobia), trầm cảm, rối loạn thói quen, psychosomatic illnesses, và rối loạn học tập. Mục đích của những người sáng lập là “tìm ra cách để làm cho cuộc sống con người tốt đẹp, sung mãn và giàu có hơn.” Họ tuyên bố rằng nếu những dạng hành vi của những người kiệt xuất có thể mô hình hóa (ví dụ các phẫu thuật gia nổi tiếng), mọi người có thể dễ dàng học được. NLP đã được một số nhà trị liệu thôi miên vận dụng trong các buổi hội thảo tiếp thị cho doanh nghiệp và chính phủ.

NLP (Lập Trình Ngôn Ngữ Tư Duy) đã được ứng dụng rộng rãi với kết quả vô cùng khả quan trong rất nhiều lĩnh vực:

·                    Kinh doanh

·                    Huấn luyện

·                    Bán hàng

·                    Lãnh đạo

·                    Tâm lý học

·                    Thể thao

·                    Y tế

·                    Thương thuyết

·                    Giáo dục

·                    Và nhiều lĩnh vực khác…

Ngày nay, hầu hết những quyển sách về phát triển bản thân đều chứa đựng một vài kỹ thuật NLP, và nó đã được kết hợp ít nhiều vào hầu hết những khóa đào tạo kỹ năng sống và kỹ năng mềm. Tuy nhiên, không phải khóa học nào cũng vận dụng NLP một cách bài bản.

NLP được sử dụng trong giáo dục ở nhiều mảng khác nhau. Ví dụ: các giáo viên có thể tìm hiểu sự khác biệt giữa những đứa trẻ phân loại và lưu trữ thông tin theo thị giác (visual), thính giác (auditory) hay cảm giác (kinesthetic) – thường được gọi là phương pháp VAK . Có được thông tin này có thể giúp giáo viên điều chỉnh ngôn ngữ của họ để những gì họ dạy sẽ có thể được nhiều học trò lĩnh hội một cách thấu đáo và trọn vẹn nhất.

Các bác sĩ và luật sư đang tận dụng những kỹ thuật NLP tương tự để thu thập thông tin chất lượng từ bệnh nhân và khách hàng. NLP cũng được sử dụng để nghiên cứu sức ảnh hưởng của hệ thống niềm tin đối với bệnh tật. Bước đầu nhận thấy cách các bác sĩ trao thông tin cho bệnh nhân như thế nào có thể là một công cụ hữu ích cho việc phục hồi (hoặc ngược lại). Không có lĩnh vực nào như lĩnh vực về sức khỏe mà câu châm ngôn “Nếu bạn tin vào điều gì thì nhiều khả năng điều đó sẽ diễn ra theo cách bạn tin” lại đúng đến thế.

Đặc biệt, NLP được dùng rất nhiều trong việc phát triển bản thân. Nó tập trung vào bạn muốn gì, bạn muốn trở thành người như thế nào, và làm thế nào để tìm thấy động lực bên trong để giúp bạn thay đổi. Thay vì đi theo các tâm lý truyền thống thường có khuynh hướng tập trung vào vấn đề và nguyên nhân của vấn đề, NLP tập trung vào giải pháp nhiều hơn.

NLP được sử dụng trong thể thao nhằm bảo đảm sự lặp lại của phong độ đỉnh cao cho các vận động viên.

Trong lĩnh vực kinh doanh cũng như công nghiệp, NLP đã và đang được sử dụng để tăng cường hiệu quả bán hàng, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng thuyết trình, thúc đẩy, quản lý áp lực, và hầu hết các lĩnh vực mà bạn có thể nghĩ đến. Các thành viên trong cộng đồng doanh nghiệp được huấn luyện về NLP cũng đang được hướng dẫn vượt qua kế hoạch để đạt được thành công mà họ tự đặt ra, cũng như đóng góp vào những phương pháp để vượt trội đã được chứng minh.