“Khởi nghiệp tinh gọn” là một trong những cuốn sách hay nhất về khởi nghiệp không chỉ là cuốn sách cung cấp cho mọi người các “chiêu” (toolset) tốt mà còn “dạy thức” (mindset) hay chỉ gói gọn trong hơn 300 trang giấy. Nó không chỉ giúp người đọc thay đổi “cách nghĩ” mà còn giúp thay đổi cả “cách làm” của các doanh nhân, nhà quản lý muốn khởi tạo, muốn sáng tạo, đổi mới và cách tân liên tục.
Cuốn sách được chia làm 3 phần chính:
Tầm nhìn
Trong phần này tác giả đưa đến cho người đọc định nghĩa, nguồn gốc, các phương thức khởi nghiệp tinh gọi cũng như các nguyên nhân dẫn đến thất bại của các công ty khởi nghiệp hiện nay. “Tầm nhìn” lý giải sự cần thiết phải có một ngành mới- quản trị kinh doanh khởi nghiệp (entrepreneurial management). Đồng thời người đọc cũng có cái nhiều đúng hơn về định nghĩa Doanh nhân khởi nghiệp (entrepreneur): họ là tất cả những người đang tạo ra một sản phẩm hay công ty mới dưới điều kiện thiếu chắc chắn cao độ không kể quy mô, lĩnh vực hay khu vực kinh tế mà họ đang hoạt động.
Doanh nhanh thành công và sáng tạo hơn khi phải chịu áp lực. Chức năng sống còn của một công ty đó là sự học hỏi. Với khởi nghiệp tinh gọn học hỏi đơn thuần là chưa đủ, học hỏi cần có kiểm chứng.
Phần nỗ lực nào tạo ra giá trị và phần nào là lãng phí? Giá trị là đem lại lợi ích cho khách hàng, tất cả những thứ khác được coi là lãng phí. Những nỗ lực không cần thiết cho việc tìm hiểu khách hàng cần thì có thể loại bỏ đi, đó là học hỏi có kiểm chứng. Chúng ta có thể làm thử nghiệm bằng cách cho khách hàng cơ hội trải nghiệm sản phẩm rồi xem hành vi của họ. Học cách nhìn ra sự lãng phí và loại bỏ nó một cách có hệ thống cho phép những công ty tinh gọn như Toyota có thể thống lĩnh thị trường.
Chúng ta thường có lối tư duy quản trị là đặt niềm tin vào dự án, kế hoạch đã được nghiên cứu kỹ lưỡng. Nhưng thị trường luôn luôn thay đổi, thế giới quanh mình luôn mang bất ổn. Nhiều khi bạn mất rất nhiều thời gian cho việc lập kế hoạch chi tiết và bỏ nhiều tiền đầu tư với hy vọng dự án sẽ thành công vượt trội. Thế nhưng khi đem sản phẩm ra thi trường khách hàng xé nát cái chiến lược ngỡ như NGỠ-NHƯ-THIÊN-TÀI của chúng tôi thành từng mảnh.
Phương pháp Khởi Nghiệp Tinh Gọn là thử nghiệm chiến thuật để thấy điểm nào là xuất sắc, điểm nào là điên rồ. Một thử nghiệm đích thực phải theo phương pháp khoa học: Bắt đầu bằng giả thuyết rồi tiên liệu điều gì sẽ xảy ra, sau đó kiểm tra các tiên liệu bằng thử nghiệm. Thử nghiệm khởi nghiệp được dẫn dắt bằng tầm nhìn khởi nghiệp để từ đó khám phá ra làm cách nào để xây dựng công ty vững vàng trên nền tảng tầm nhìn đó.
Nghĩ lớn- khởi đầu nhỏ- bước đầu tiên là chia nhỏ ý tưởng vĩ đại thành từng phần nhỏ, rồi phỏng đoán giả thiết giá trị và tăng trưởng xem sản phẩm hay dịch vụ có mang lại giá trị cho khách hàng khi họ sử dụng hay không. Những phản hồi và những điều học được từ thử nghiệm là vô giá, cuộc thử nghiệm có ý nghĩa hơn cả một cuộc điều tra.
Lèo lái
Phần này tập chung đào sâu vào các chi tiết của phương pháp Khởi nghiệp tinh gọn, đưa ra một bước ngoặt quan trọng thông qua cốt lõi là vòng xoay phản hồi Xây dựng – Đo lường – Học hỏi. Bắt đầu với những suy đoán khác biệt cần được kiểm tra khắt khao, bạn sẽ học được cách xây dựng một sản phẩm có tính khả thi tối thiểu để kiểm nghiệm các suy đoán đó, một hệ thống ghi chép mới để đánh giá liệu mình có đang tiến bộ hay không và phương pháp quyết định có nên đổi hướng hay bám theo ý tưởng ban đầu tránh lãng phí về thời gian và tiền bạc.
Mỗi dự án kinh doanh đều bắt nguồn với một loạt phỏng đoán. Một chiến lược dựa trên phỏng đoán thông thường thì đầy lỗi, do đó, nỗ lực ban đầu của công ty khởi nghiệp là kiểm tra chúng càng nhanh càng tốt. Nếu phỏng đoán chính xác, chúng ta sẽ thành công. Nếu chúng là sai, cuộc khởi nghiệp sẽ thất bại. Đó là sự đột phá – về – niềm – tin. Tất nhiên, đột phá niềm tin đó phải trở thành thực tế, phải phát xuất từ tầm nhìn xa, đúng nơi, đúng lúc. Có những doanh nghiệp say sưa với màn kịch thành công, sử dụng tăng trưởng bề ngoài để khiến mình có vẻ thành công. Đừng để chiến lược ban đầu bị bẻ cong hoặc đi theo trực giác. Hãy thực hiện kế toán cách tân để duy trì mô hình tài chính định lượng để đánh giá nghiêm ngặt sự tiến bộ. Hãy quyết định những chiến lược trên cơ sở trải nghiệm tận mắt, tại Toyota gọi là Genchi Gembutsu, có nghĩa là phải “ra khỏi văn phòng” “Đi mà xem tận mắt”. Từ đó các quyết định kinh doanh được đặt nền trên kiến thức sâu sắc mà người ta trực tiếp quan sát thấy. Với hiểu biết đó, chúng ta có thể phác thảo được chân dung khách hàng, hình mẫu này là hướng dẫn thiết yếu cho việc phát triển sản phẩm. Tuy nhiên, hình mẫu khách hàng là một giả thiết chứ không phải sự thật, vì khách hàng đôi khi thực sự không biết điều họ muốn. Nên cần phải phân tích, nhưng phân tích quá nhiều là nguy hiểm, mà không phân tích lại dẫn đến thất bại. Nên, cái quan trọng là nằm trong khái niệm mang tên sản phẩm khả dụng tối thiểu, MVP (minimum viable product), trong cuốn sách tác giả có lấy mạng xã hội Facebook là minh chứng cho luận điểm trên.
Tăng tốc
Trong phần này tác giả đề cập đến những kỹ thuật cho phép Khởi nghiệp tinh gọn có thể giảm thiểu tối đa tổng thời gian vận hành vòng xoay Xây dựng – Đo lường – Học hỏi và những khái niệm của sản xuất tinh gọn có thể ứng dụng cho các công ty khởi nghiệp, chẳng hạn như sức mạnh của của việc sản xuất theo từng loạt nhỏ (small patch) mà Toyota sử dụng và mang lại thành công vượt trội cho họ. Bằng việc sử dụng những loạt sản xuất nhỏ, họ mua những máy móc đa năng, có thể sản xuất rất nhiều loại phụ tùng từng loạt nhỏ đúng thời điểm. Ưu thế lớn nhất của việc sản xuất theo từng loạt nhỏ là vấn đề chất lượng được phát hiện từ sớm bởi hệ thống Andon cord (dây kéo báo lỗi) gọi là hệ miễn dịch của sản phẩm. Việc giải quyết vấn đề cháy hàng bằng kỹ thuật gọi là kéo (pull), kịp thời (just-in-time) và hạn chế tối đa hàng tồn kho.
Trong phần này tác giả cũng bàn về thiết kế tổ chức, cách phát triển sản phẩm, làm thế nào để áp dụng nguyên tắc Khởi nghiệp tinh gọn vượt qua những trường hợp điển hình tại các công ty nhỏ, tiến vào ngay cả trong các doanh nghiệp khổng lồ trên thế giới.