Nguyên tắc SMART trong xác định mục tiêu chưa? Nó là gì và làm sao để áp dụng nó trong cuộc sống, học tập và công việc ?

Vậy Nguyên tắc SMART là gì?

Đó là nguyên tắc “THÔNG MINH” giúp bạn định hình và nắm giữ được mục tiêu của mình trong tương lai. Bạn sẽ biết được khả năng của mình có thể làm được gì và xây dựng kế hoạch cụ thể cho chúng:

S.M.A.R.T là tên viết tắt các chữ đầu của 5 bước:

Và để có một mục tiêu thông minh thì khi đặt mục tiêu bạn phải hội đủ 5 yếu tố sau .

S – Specific : Cụ thể, dễ hiểu.
M – Measurable : Đo lường được
A – Attainable : Có thể đạt được
R – Relevant : Thực tế
T – Time-Bound : Thời gian hoàn thành

SPECIFIC

Mọi mục tiêu đặt ra phải cụ thể, dễ hiểu – thường thì khi bắt đầu đặt mục tiêu cá nhân khá nhiều bạn trẻ thích đặt những mục tiêu to lớn và khó hình dung như trở thành giám đốc, trở thành người thành đạt hay đơn giản hơn là sẽ học giỏi, sẽ vào được trường tốt. Và đó các bạn lại chưa có một khái niệm hay định nghĩa cụ thể cho việc thành đạt là gì? Trở thành giám đốc là gì? Trường nào là trường tốt ? Thế nào là học giỏi? Điều này sẽ hạn chế khả năng đạt được mục tiêu của bạn. Thay vì mơ hồ như vậy bạn thử đặt mục tiêu của mình thật rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu để có thể hình dung ra nó. Ví dụ như đạt được điểm số bao nhiêu trong học kỳ sắp tới, 7.0, hay 8.0 chẳng hạn….; Bạn sẽ đạt được điểm TOEFL iBT là 100+ trong 3 tháng tới ( và bạn sẽ học mỗi ngày để ôn luyện kiến thức đó…), Sẽ đăng ký vào trường Đại học nào ( tìm hiểu những yêu cầu của trường đó về điểm số và hồ sơ và đặt những mục tiêu cụ thể cho từng yêu cầu…)

MEASURABLE

Ví như bạn đặt ra cho mình mục tiêu học sẽ dành ra 1 tiếng mỗi ngày để học và luyện tập tiếng Anh, 15 phút để ôn tập các từ mới đã học trong tuần,  hoàn thành việc của ngày hôm nay không để sang ngày mai…Đó là cách để bạn hoàn thành mục tiêu của mình nhanh nhất. Và bạn có thể đo lường được hiệu quả mỗi ngày/mỗi tuần

Đó là “Mục tiêu đó phải đo lường được” – khi bạn đặt mục tiêu cá nhân bạn phải biết được mục tiêu của mình có đo lường được hay không, có con sẽ cụ thể để bạn có thể đánh giá được kết quả của nó trên những con số đo lường này.

ATTAINABLE

Ngoài việc phải cụ thể và đo lường được thì nó phải nằm trong khả năng của bạn – bởi với một mục tiêu cao quá có thể làm cho bạn mệt mỏi và chán nản khi không đạt được điều đó. Những không phải vì thế mà không đặt ra những mục tiêu cao – Bạn sẽ chia nhỏ giai đoạn và đặt cho mình nhiều mục tiêu nhỏ – từng bước vượt qua nó để đạt được mục tiêu cao như ban đầu đã đề ra

Chính vì thể bạn hãy đặt mục tiêu vừa với khả năng và tiềm lực của bạn. Ví dụ bạn có thể đặt những mục tiêu như trở thành học sinh giỏi, đạt 9,0 cho học kỳ này khi bạn nhận thấy khả năng của mình hoàn toàn có thế. Đừng đặt những mục tiêu kiểu như sẽ học mỗi ngày 2 tiếng để tập thể dục khi hiện tại bạn chỉ dành ra 30′ để tập thì việc thực hiện nó sẽ rất khó đấy. Thay vào đó là việc trong tuần 1 bạn sẽ tăng thời lượng từ 30′ thành 45 ‘, tuần 2 tăng từ 45’ thành 1 tiếng và cứ thứ tự như vậy sau 1-2 tháng bạn hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu ban đầu của mình.

RELEVANT

Mỗi mục tiêu đều phải hướng tới 1 mục tiêu – mục đích chung – Liên quan đến tầm nhìn chung – đó là liên quan đến mục tiêu dài hạn của bạn.

Ví như bạn có thể đặt những mục tiêu nhỏ như học tiếng Anh để chuẩn bị đi du học Mỹ chứ không phải một ngoại ngữ nào đó, không liên quan đến việc đi học của bạn. Hay việc tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa, phát triển kỹ năng mềm cũng là những mục tiêu nhỏ để đạt được mục tiêu chung là Du học Mỹ thành công.

Việc mua trò chơi điện tử là một việc chẳng hề liên quan đến công việc học tập và chuẩn bị du học của bạn, nó chỉ để thỏa mãn sở thích cá nhân của bạn? Thì mục tiêu này có thể đặt sau 1 chút , giành thời gian cho những mục tiêu học tập, trau dồi kiến thức thì sẽ hiệu quả hơn – Điều này sẽ giúp bạn hoàn thành mục tiêu của mình nhanh hơn.

TIME-BOUND

Đặt gia những thời gian, thời hạn cụ thể cho từng mục tiêu – bạn hãy giới hạn cho mục tiêu của mình trong thời gian là bao lâu ví dụ như trong 1 tháng, 1 năm hay lâu hơn một chút…. bằng cách này chúng ta sẽ hoàn thành nhanh hơn và có kỷ luật hơn để hoàn thành mọi việc đúng hạn. Những mục tiêu lớn hãy chia nhỏ để hoàn thành dễ dàng hơn nhé bạn.

Giờ thì bạn biết nguyên tắc thông minh khi đặt mục tiêu là gì . Bạn hãy ghi nhớ để áp dụng cho những mục tiêu quan trọng trong học tập, cuộc sống.