Nếu không có kết quả làm bằng chứng, thì làm sao biết sáng kiến của bạn có tác động đáng kể hay là không?

Theo Peter Drucker :

Bạn không thể quản lý những thứ bạn không thể đo lường.”

Tuy nhiên ý của Peter Drucker không có nghĩa là “những gì không thể đo được không cần phải được quản lý”.

Drucker không có ý đó.

Ý ông là bạn không thể biết liệu nó có tác động tới kết quả hay không, trừ khi kết quả đó được xác định và được chứng minh theo một cách nào đó. Nếu không có bằng chứng (định lượng hoặc định tính) về kết quả, bạn không có trải nghiệm đầy đủ về kết quả đó. Nếu không có trải nghiệm đầy đủ về cái gì đó, làm sao bạn có thể thay đổi nó một cách có chủ ý?

Ví dụ, bạn sẽ tiếp tục rót tiền tiết kiệm vào một kế hoạch đầu tư mà bạn không có gì để chứng minh về hiệu quả đầu tư (ROI) của nó? Và có bằng chứng nào cho thấy liệu kế hoạch đầu tư đang tăng hay giảm số dư đó? Tất nhiên là không. Vậy tại sao đầu tư vào bất kỳ sáng kiến nào lại phải khác?

Chúng ta cần đo lường kết quả.

Một công ty thiên về dịch vụ marketing sống theo nguyên tắc của Drucker, không thể quản lý những gì không thể đo được:

“Bằng cách xác định rõ kết quả nào tạo nên một chiến thắng, chúng tôi có thể đưa ra quyết định khách quan, theo hướng dữ liệu cả nội bộ lẫn cho khách hàng. Chúng tôi không xây dựng và chuẩn hóa một quy trình chỉ bởi vì chúng tôi có “linh cảm rằng chúng sẽ hiệu quả, hay bởi chúng tôi nghe thấy một ý tưởng nào đó trên radio hay bởi đó là cách mọi người làm. Chúng tôi xác định thành công, thử một quy trình và điều chỉnh dựa trên số liệu thực tế.”

Và tính minh bạch của công ty về hiệu suất với khách hàng táo bạo hơn nhiều công ty khác (không dám làm):

“Các cuộc họp đánh giá của chúng tôi với khách hàng sẽ thế này: “Bạn đã đầu tư X và sản xuất XYZ. Chúng ta có đạt được mục tiêu cụ thể?” Nếu câu trả lời là có, thì khả năng cao là họ sẽ tiếp tục thuê dịch vụ của chúng tôi… Còn nếu câu trả lời là không đạt được các mục tiêu cụ thể, chúng tôi sẽ cố gắng thuyết phục khách hàng cho chúng tôi thêm một cơ hội nữa. ”

Sẽ dễ dàng để đo lường kết quả khi bạn …

Với kết quả khó đo lường KPI, bạn phải làm những gì hiệu quả. Và ngừng làm những thứ không hiệu quả (như brainstorming).

Nếu đang tiến hành bất kỳ sáng kiến thay đổi nào đáng giá, bạn nên xem xét một vài bước sau. Nói cách khác, để biết liệu sáng kiến có tác động tới kết quả quan trọng hay không. Các bước cần làm là:

  1. Đảm bảo nói rõ tác động dự định với ngôn ngữ rõ ràng và có thể đo lườngđược. Tác động này là những gì bạn muốn quản lý sáng kiến để đạt được.
  2. Sau đó, suy nghĩ xem bằng chứng nào có thể thuyết phục bạn và các bên liên quan rằng nó quan trọng hoặc với mức độ nào hoặc số lượng bao nhiêu.
  3. Cuối cùng, làm thế nào bạn có thể thu thập và đối chiếu bằng chứng đó? Làm thế nào bạn có thể tóm tắt và định lượng tác động đạt được?

Nếu không thể dựa vào bất kỳ bằng chứng nào về mức độ ảnh hưởng, tại sao lại bận tâm đầu tư thời gian và tiền bạc vào sáng kiến thay đổi? Bạn chỉ bận tâm nếu nó là quan trọng. Trong suy nghĩ của nhiều người, đó là sự lãng phí đáng nể mà thế giới không thể có được.

Nếu bạn không thể hoặc sẽ không đo lường kết quả, thì bạn chưa sẵn sàng thử và tác động đến kết quả đó.

Điểm mấu chốt là chúng ta cần suy nghĩ thật cẩn thận xem liệu có đáng thực hiện bất kỳ sáng kiến thay đổi nào hay không, nếu chúng ta không có bằng chứng khách quan về bất kỳ sự khác biệt nào quan trọng nó tạo ra.

Không có sáng kiến thay đổi nào đáng thực hiện nếu chúng ta không có bằng chứng cho thấy nó tạo ra sự khác biệt quan trọng.

Thảo luận:

KPIs của bạn có phải là bằng chứng để thực hiện các sáng kiến thay đổi hay bằng chứng cho thấy tác động của chúng tới kết quả quan trọng?