Hệ lụy sau 2 năm bơm tiền của Fed (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) đã đẩy cả thế giới phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao như hiện nay. Lạm phát là nguyên nhân khiến toàn thế giới phải “đau đầu” từ những lãnh đạo cấp cao điều tiết kinh tế đến cả đời sống hàng ngày của người dân.

Mỹ công bố chỉ số CPI vào tháng 6 là 9,1% cao nhất trong 40 năm qua, Fed bắt buộc phải “hành động” nếu không muốn tình trạng lạm phát ngày càng trở nên tồi tệ. Việc tăng lãi suất “khốc liệt” của Fed tại 2 lần gần nhất nâng 0,75% (vào 15/6 và 27/7) và dự kiến sẽ tiếp tục nâng vào tháng 9 nếu tình hình lạm phát vẫn chưa hạ nhiệt.

Đa số nhà đầu tư đều trách móc, chửi bới, la mắng việc Fed nâng lãi suất đã gây ra sự “sụp đổ” của thị trường tài chính (Bitcoin rớt từ 68.000 USD xuống còn 20.000 USD, chỉ số Dow Jones Mỹ mất hơn 20% và VN-Index cũng giảm hơn 24%). Những nhà đầu tư bậc thầy họ lại làm điều ngược lại, thay vì theo số đông họ lại chọn tìm kiếm cơ hội trong khi người khác chỉ thấy rủi ro.

“Thời kỳ tiền rẻ” đã qua và “thời kỳ tăng lãi suất” đang hiện diện. Hãy cùng nhau đi tìm những doanh nghiệp khi lãi suất càng tăng thì doanh nghiệp càng “khoái” nhé.

Tiền mặt là vua

Trong kinh doanh, tiền chính là máu của doanh nghiệp. Trong thời lạm phát thì dòng tiền lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Lãi suất tăng cao những doanh nghiệp nào có lượng tiền mặt lớn sẵn sàng có thể tận dụng giai đoạn này để gửi ngân hàng giúp doanh nghiệp sinh ra doanh thu từ hoạt động tài chính.

“Con hào kinh tế” – Bất chấp thời thế

“Con hào kinh tế” chính là lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp trên thị trường giúp doanh nghiệp đó tăng trưởng bền vững từ chính lợi thế này. Trong quyển sách Ngày đòi nợ của Phil Town, ông đã chia sẻ 5 loại lợi thế cạnh tranh: Thương hiệu, bí phương, phí sử dụng, chuyển đổi, giá thấp.

Nếu những doanh nghiệp dự kiến đầu tư có lợi thế cạnh tranh thì doanh nghiệp khả năng sẽ có thể tăng giá bán để có thể giữ biên lợi nhuận hoặc thậm chí còn tăng trưởng. Nếu nhìn ra lợi thế của doanh nghiệp có thì đây có thể là “điểm đáp” cho nhà đầu tư.

Đô la càng mạnh – Việt Nam cất cánh

Nếu Fed tăng lãi suất mạnh sẽ khiến tỷ giá của USD/VND (tỷ giá Đô la Mỹ với Việt Nam Đồng) mạnh lên từ đó những doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sẽ “lên ngôi” nhờ sức tăng mạnh của đồng Đô la Mỹ.

Khi doanh nghiệp xuất khẩu nhiều thì sẽ thu được nhiều Đô la và khi Fed tăng lãi suất làm Đô la mạnh lên thì doanh nghiệp cũng sẽ có thêm doanh thu chính từ chênh lệch tỷ giá. Có thể tìm hiểu thêm trong quyển sách Các phương pháp giao dịch ngắn hạn hiệu quả trên thị trường Forex để hiểu về sự vận hành của vĩ mô tác động đến đời sống.

Tổng kết

“Kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt” hãy biến những rủi ro trở thành cơ hội đó chính là Tư duy cấp độ 2 mà nhà đầu tư Howard Marks đã chia sẻ trong quyển sách Điều quan trọng nhất.

Để trở thành nhà đầu tư thành công, bạn phải loại mình ra khỏi số đông để từ đó nhìn ra được những cơ hội trong khi đám đông chỉ nhìn thấy rủi ro. Để có được tầm nhìn ấy thì hãy học tập mỗi ngày, đọc sách, xem video kiến thức về tài chính chứng khoán,…

Trong thời kỳ thuận lợi thì ai cũng kiếm được được nhưng trong thời kỳ khó khăn lại càng phải học. “Sống sót” qua được thì bạn sẽ thành công trong tương lai. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết và chúc bạn thành công.