Trân trọng giới thiệu với Quý bạn đọc Series bài viết “Chi tiết 10 Bước xây dựng BSC/KPIs“. Đây được xem như là “Bí kíp” cho những ai đang phụ trách xây dựng, triển khai hệ thống BSC/KPIs cho Doanh nghiệp, Phòng ban của mình. Nội dung các bài viết sẽ xoay quanh các mục tiêu cần làm là gì? Phương pháp nào sẽ mang lại kết quả tốt nhất? Hay là những lưu ý khi xây dựng là gì? Bài đầu tiên trong series này sẽ đề cập đến việc Đánh giá tổng thể & Xây dựng chiến lược.

Bước 1: Đánh giá tổng thể (Organizational Assessment)

Mục tiêu
Phân tích & đánh giá tổng thể thực trạng doanh nghiệp, bao gồm:

• Tầm nhìn
• Sứ mệnh
• Kỳ vọng khách hàng
• Yếu tố quyết định thành công
• SWOT
• Lợi thế cạnh tranh (Năng lực lõi)
• Chiến lược
• Hệ thống
• Sơ đồ tổ chức
• Quy trình
• Chính sách
• Con người
• Văn hóa
• Các dự án trọng tâm đang triển khai
• Các chỉ tiêu đo lường đang sử dụng

 

Từ đó xây dựng kế hoạch quản trị sự thay đổi tổng thể:
• Làm rõ phương pháp luận cách thức triển khai BSC/KPIs cho tất cả vị trí then chốt
• Thành lập Ban chiến lược & Chuyển đổi
• Xây dựng kế hoạch tổng thể (Master Plan)
• Truyền thông cam kết từ Ban lãnh đạo & Quản lý cấp trung

 Phương pháp
Sử dụng các công cụ phân tích chiến lược (McKinsey 7S Framework, SWOT, TOWS, Porter’s Five Forces, Ansoff Matrix, Competitive Analysis, VRIO…), thông qua bảng câu hỏi thu thập dữ liệu, khảo sát online, phỏng vấn trực tiếp, tham vấn ý kiến.


Mô hình Tư duy hệ thống & Chiến lược

Mô hình 7S McKinsey

 


 

Bước 2: Xây dựng Chiến lược (Strategy Formulation)

 Mục tiêu
Sau khi Doanh nghiệp đã phân tích môi trường kinh doanh và xác định được tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, lợi thế cạnh tranh, bước tiếp theo là lựa chọn các chiến lược phù hợp (“Strategic Theme”). Theo kinh nghiệm triển khai thành công của các Chuyên Gia (Best Practices), khuyến nghị không nên chọn quá 04 chiến lược.


Mô hình lựa chọn chiến lược theo 04 phương diện BSC

 Tiêu chí lựa chọn Chiến lược
• Giúp tận dụng hoặc phát triển năng lực lõi (lợi thế cạnh tranh) của Doanh nghiệp.
• Dựa trên các yếu tố quyết định thành công ngành Doanh nghiệp đang tham gia.
• Không đánh vào điểm mạnh, mà đánh vào điểm yếu của đối thủ.
• Giúp tận dụng cơ hội trên thị trường.
• Không bị giới hạn bởi nguồn lực hiện có.
• Giúp đạt được tầm nhìn của Doanh nghiệp trong dài hạn


Mô hình Tư duy hệ thống & Chiến lược