Đối với trader, một trong những việc phải làm mỗi ngày chính là phân tích biểu đồ hay đọc biểu đồ nến. Đây cũng là cách duy nhất xem xét, nhằm tìm kiếm dữ kiện về thị trường nhằm trả lời cho câu hỏi: cặp tiền tệ hôm nay nên Buy hay Sell, chờ tới thời điểm nào mới có thể vào lệnh, nay vàng lên hay xuống…
Với những trader có nhiều kinh nghiệm đọc biểu đồ hình nến là chuyện khá dễ dàng, nhưng với trader mới vào nghề đây thực sự là 1 việc “đánh đố”, khó nhằn mà không phải trader nào muốn là cũng làm được.
Nhằm giúp trader có thể “đọc vị” phân tích biểu đồ nến một cách đơn giản nhất, hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn từng bước cụ thể. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ phần nào giúp cho bước đường chinh phục forex của bạn trở nên dễ dàng hơn. Nào cùng bắt đầu nhé!
Lưu ý: trước khi đọc biểu đồ nến Nhật, chúng tôi khuyên bạn nên đọc bài viết rất chi tiết về Nến Nhật của chúng tôi, để hiểu cấu tạo cũng như biết được nến Nhật cung cấp thông tin gì cho trader trước đã, bạn nhé:
Đọc biểu đồ nến Nhật là gì?
Phân tích biểu đồ hay đọc biểu đồ nến là hình thức trader đọc được nhịp đập của thị trường, nhằm đánh giá xu hướng giá, tìm được các điểm vào lệnh sao cho giao dịch đạt hiệu quả cao nhất.
Chính vì muốn biết thị trường đưa ra dấu hiệu hay xu hướng gì, nên dù phân tích biểu đồ là 1 công việc khá nhàm chán với nhiều người, nhưng lại là việc ai cũng phải làm mỗi ngày, nếu muốn tìm kiếm lợi nhuận trong forex.
Mặc dù đánh giá được tầm quan trọng của việc đọc biểu đồ nến nhưng không phải trader nào cũng biết cách đọc sao cho đúng nhất, hay làm thế nào tìm ra lời giải cho 1 bài toán của 1 cặp tỷ giá nào đó từ Mr Thị trường.
Hiểu được điều này, nên chúng tôi đã đưa ra 1 số bước cơ bản để các bạn mới vào nghề có thể tham khảo và tập đọc đồ thị bao gồm:
- Bước 1: Xác định xu hướng giá
- Bước 2: Đánh giá xu hướng đó mạnh hay yếu
- Bước 3: Tìm kiếm điểm vào lệnh, điểm cắt lỗ và điểm chốt lời.
Trong số này, theo thiển ý của chúng tôi việc tìm kiếm xu hướng giá là điều tiên quyết tạo nên 1 giao dịch thành công. Nhưng nhiều trader thường hay bỏ qua mà chủ yếu kẻ 1 đường trendline sau đó tìm điểm vào lệnh. Trong nhiều trường hợp, cách này cũng có thể vẫn giúp bạn kiếm được tiền. Tuy nhiên, chúng sẽ đi kèm khá nhiều rủi ro, chính vì thế, trước khi “bắt mạch” cho thị trường hãy tìm kiếm xem xu hướng của cặp tỷ giá bạn muốn giao dịch đang ở xu hướng nào trước đã nhé!
Với trader mới vào nghề hãy tham khảo các bài viết sau của chúng tôi để biết cách đầu tư forex là như thế nào nhằm tránh rủi ro có thể xảy ra với các bạn
Không biết xác định xu hướng, sẽ không thể phân tích biểu đồ nến Nhật!
Một trong những nguyên lý kinh điển nhất của lý thuyết Dow mà bất cứ trader nào cũng nghe tới 1 lần chính là “Chỉ số bình quân thị trường phản ánh tất cả (trừ ý Chúa)”. Tức mọi thứ hàng hóa trên đời này chịu sự tác động của bất cứ cái gì đều được phản ánh lên đường giá. Chính vì thế, biểu đồ nói chung hay biểu đồ nến Nhật nói riêng dù chỉ hiển thị bằng 2 màu sắc để thể hiện sự tăng giảm của thị trường như là xanh và đỏ chẳng hạn, nhưng nó chứa toàn bộ tâm tư vui buồn, sự sợ hãi, sự lạc quan hay những dấu mốc lịch sự quan trọng như ở thời điểm hiện tại chính là đại dịch viêm phổi cấp.
Chính vì đường giá phản ánh tất cả, nên việc xác định xu hướng thực sự vô cùng quan trọng để giúp trader đọc hoặc đoán tâm tư của thị trường đang diễn ra như thế nào, từ đó sẽ giao dịch theo đúng xu hướng đang diễn ra. Nhờ vậy, khi xác định xu hướng một cách rõ ràng, trader sẽ đánh thuận 1 chiều, thay vì Buy, Sell lẫn lộn. Ví dụ như xu hướng hiện tại là xu hướng tăng, trader sẽ chỉ chờ giá xuống và Buy hay mua lên, ngược lại nếu xu hướng hiện tại là giảm trader có thể chờ giá hồi lên cao để Sell hay bán xuống.
Việc xác định đúng xu hướng còn quan trọng ở 1 điểm nữa chính là khi xu hướng cấp 1 được hình thành chúng sẽ diễn ra trong 1 khoảng thời gian khá dài, mà theo lý thuyết Dow thường ít nhất là 1 năm, chứ không đổi chiều ngay lập tức. Và khi đã đi theo đúng 1 “trend” thì việc giao dịch gần như bách phát bách trúng.
Bitcoin cuối năm 2017 cũng là minh chứng cho điều này, là thời điểm uptrend của tiền điện tử nói chung và Bitcoin nói riêng, cho nên bạn cứ mua bất kỳ 1 đồng coin nào cũng đều có lời. Hay thị trường chứng khoán Việt Nam vào những năm 2000, năm 2001, không cần quá giỏi giang bạn chỉ cần thích mã cổ phiếu nào thì mua mã đó rồi chờ vài ngày tài khoản x2, x4 thậm chí x10 x20. Nên vào các giai đoạn như vậy rất nhiều người đã trở thành triệu phú chỉ sau 1 đêm là chuyện hết sức bình thường!
Vì thế, “thuận trend thì sống, nghịch trend thì chết” hãy xác định xu hướng một cách rõ ràng là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất khi đi phân tích biểu đồ. Vậy làm sao để xác định được trend?
Các bước cơ bản để đọc “vanh vách” biểu đồ nến Nhật
Bước 1: Xác định xu hướng trong biểu đồ nến Nhật
Cách đơn giản nhất để xác định xu hướng là áp dụng 1 trong những phương thức như sau:
- Lý thuyết Dow
- Sử dụng các đường EMA
- Đường Trendline
- Sử dụng Kênh giá
Sử dụng lý thuyết Dow để xác định xu hướng
Dù lý thuyết Dow luôn vấp phải 1 số chỉ trích nhưng không thể phủ nhận hầu hết các phương pháp phân tích kỹ thuật ngày nay đều bắt nguồn từ lý thuyết Dow. Nên đây được xem như là nền tảng phân tích kỹ thuật mà bất cứ trader nào cũng nên hiểu và nắm vững.
Theo Dow, thị trường có tất cả 3 xu thế chính: xu thế cấp 1 hay xu hướng chính, xu thế phụ hay xu thế cấp 2 và xu thế nhỏ hay xu thế đi ngang (sideway). Khi phân tích biểu đồ, trader sẽ chỉ xét xu thế cấp 1 và cấp 2. Bởi xu thế thị trường đi ngang cũng được xem như là xu thế cấp 2, không những vậy trong giai đoạn này cách khôn ngoan nhất là nên đứng ngoài, chờ bao giờ có xu hướng cụ thể rồi mới giao dịch.
Theo nguyên tắc của lý thuyết Dow, trader chỉ nên giao dịch theo xu thế cấp 1 hay xu thế chính, theo đó, xu thế cấp 1 không nhất thiết chỉ là xu thế tăng, có thể là xu thế giảm.
Nếu xu thế cấp 1 là xu thế tăng thì giá phải liên tiếp được phá vỡ các đỉnh cũ, đáy cũ trước đó để thiết lập các đỉnh cao hơn, đáy cao hơn. Như vậy, khi nhìn vào biểu đồ, bạn muốn xác định xu hướng tăng theo Dow thì cặp tỷ giá đó phải tạo: đỉnh sau phải luôn cao hơn đỉnh trước (HH) và đáy sau phải luôn cao hơn đáy trước (HL).
Như biểu đồ GBPJPY phía trên liên tiếp tạo đáy cao hơn, đỉnh cao hơn, nên đã tăng liên tục từ tháng 6/2012 cho đến tháng 8/2015 (hơn 3 năm cho 1 trend tăng giá).
Tương tự, nếu xu thế cấp 1 là xu thế giảm, sẽ hình thành những đỉnh sau phải luôn thấp hơn đỉnh trước, cùng đáy sau phải luôn thấp hơn đáy trước.
Vẫn là GBPJY sau 3 năm đằng đẵng theo 1 xu thế duy nhất là uptrend. Cuối cùng, do không thể tiếp tục duy trì đáy sau cao hơn đáy trước, đỉnh sau cao hơn đỉnh trước theo xu thế tăng. GBPJPY đã đảo chiều chuyển đổi xu thế cấp 1 thành xu thế giảm khi liên tiếp tạo ra các đáy thấp hơn, đỉnh thấp tiếp tục giảm như bạn nhìn hình dưới đây:
Như vậy, thông qua lý thuyết Dow bạn hoàn toàn xác định được xu hướng, cũng như chỉ giao dịch theo xu thế cấp 1 để hạn chế rủi ro tối đa.
Sử dụng đường trendline để xác định xu hướng
Trước khi nói về trendline, chúng ta cùng nhau nói sơ qua về các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự.
Hiểu đơn giản kháng cự và hỗ trợ là các vùng giao tranh giữa phe mua và phe bán. Điều này xảy ra là bởi giá sẽ không bao giờ sẽ đi lên theo 1 đường thẳng tắp, mà giá có xu hướng vận hành giống như những con sóng nên chúng phải có tăng và giảm. Và tại các vùng tăng giảm được tạo ra này sẽ là nơi giao tranh để xác định xem xu hướng tiếp tục tiếp diễn hay đảo chiều.
Nếu ngưỡng hỗ trợ là nơi mà phe bán tìm mọi cách áp đảo để cho giá tiếp tục giảm nhưng thất bại do phe mua mạnh hơn, khiên giá tăng trở lại.
Thì ngưỡng kháng cự sẽ là nơi phe mua đang tìm mọi cách tăng giá lên, nhưng thất bại do phe bán mạnh hơn, khiến giá đã giảm trở lại.
Các bạn cần phải nắm rõ khái niệm về hỗ trợ kháng cự để có thể xác định xu hướng 1 cách rõ ràng, bởi khi các ngưỡng này bị phá vỡ đồng nghĩa giá sẽ đảo chiều. Lúc này kháng cự có thể biến thành hỗ trợ hoặc hỗ trợ sẽ biến thành kháng cự, xu hướng chính hoàn toàn có thể bị phá vỡ nếu không thể giữ vững hoặc duy trì.
Nên để 1 xu thế tăng luôn được hình thành, đồng nghĩa phải luôn tạo ra được các ngưỡng hỗ trợ cao hơn.
Trong khi đó, để 1 xu thế giảm được hình thành, sẽ phải liên tiếp tạo ra các ngưỡng kháng cự thấp hơn.
Nhìn hình ảnh trên, bạn có thể thấy vàng đã rất nhiều thử lại vùng hỗ trợ, khi giá xuống tới vùng 1306 nhiều lần đã bật lên. Tuy nhiên, sau đó giá tại vùng hỗ trợ này đã bị phá vỡ, và cuối cùng hỗ trợ đã biến thành kháng cự giá lao dốc từ 1306 về tới 1170 trong 3 tháng.
Bây giờ, chúng ta sẽ cùng nhau quay trở lại nói về trendline trong việc xác định xu hướng.
Không phải vô cớ mà trong đầu tư forex lại có câu: “trend is your friend” hay “xu hướng là bạn”. Điều này càng được thể hiện rõ ràng khi vẽ trendline, một trong những công cụ cụ hiệu quả nhất để giúp trader xác định xu hướng, sau lý thuyết Dow.
Thực tế, kẻ trendline là 1 nghệ thuật và nó phụ thuộc rất nhiều kinh nghiệm, tư duy của mỗi trader. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn giá không bao giờ đi theo 1 đường thẳng mà luôn theo các đợt sóng và chính những con sóng này sẽ cấu tạo nên xu hướng của thị trường.
Để vẽ trendline cách đơn giản nhất, là bạn tìm 2 đỉnh chính nối lại với nhau, hoặc 2 đáy chính nối lại với nhau.
Trong 1 xu hướng tăng, đường trendline sẽ là đường nối các đáy, cần ít nhất 2 đáy để vẽ 1 đường trendline NHƯNG cần có ít nhất 3 điểm (ở đây là 3 đáy) để xác định 1 xu thế.
Trong 1 xu hướng giảm, đường trendline sẽ là đường nối các đỉnh lại với nhau, cần ít nhất 2 đỉnh để vẽ 1 đường trendline NHƯNG cần có ít nhất 3 điểm (ở đây là 3 đỉnh) để xác định 1 xu thế.
Như ví dụ ở trên, chúng tôi đã sử dụng biểu đồ đường để bạn dễ hình dung hơn.
Rõ ràng giá đã chạy giống hệt những con sóng, nhưng vì là theo xu hướng giảm cho nên các con sóng này càng ngày càng giảm dần xuống dưới.
Và trong 1 xu hướng dài hạn sẽ có những đợt tăng giảm ngắn hạn, tất cả những giai đoạn này được gọi là giai đoạn điều chỉnh. Vì thế, việc xác định xu hướng 1 cách rõ ràng sẽ giúp bạn không nao núng trong bất cứ trường hợp nào, như ở đây khi bạn Sell mà thấy EURUSD có tăng cũng sẽ không cảm thấy quá hoang mang! Tuy nhiên, cũng phải chọn điểm vào lệnh để có thể có được mức giá tốt nhất, bạn nhé!
Đường EMA cũng là cách giúp bạn xác định xu hướng dễ dàng
MA là viết tắt của Moving Average tức đường trung bình động, 1 loại cản dùng để làm mượt đường giá.
MA sẽ chia làm 2 loại gồm: EMA (đường trung bình lũy thừa) và SMA (đường trung bình giản đơn), trong 2 loại này đường EMA sẽ phản ứng với giá nhanh hơn so với SMA. Do EMA sử dụng trọng số của những phiên gần gần nhất, để tính toán nhằm hạn chế độ trễ về giá. Vì thế, EMA được trader ưu ái sử dụng nhiều hơn so với SMA, để giá có thể bám sát với thị trường hơn.
Vì là đường trung bình động nên EMA sẽ là 1 cản động chứ không phải là các cản tĩnh như các vùng kháng cự hay hỗ trợ, do chúng sẽ bám lấy giá cả để chuyển động theo.
Cách tính của EMA là lấy giá trị trung bình của 1 số lượng phiên giao dịch nhất định, ví dụ MA 40 thì sẽ lấy giá trị trung bình của 40 phiên đó. Chính vì nó là động và được tính như vậy, nên đường EMA sẽ tùy biến theo nhu cầu mỗi người, không ai giống ai, đường MA càng nhỏ như MA 10 thì sẽ càng bám sát giá hơn so với các đường MA 200. Bù lại, đường MA càng lớn thì độ chính xác càng cao hơn.
Vì thế khi sử dụng MA, trader thường dùng ít nhất 2 đường trở lên gồm 1 MA lớn và 1 MA nhỏ, để dễ dàng xác định xu hướng giá hơn.
Cách xác định xu hướng theo EMA như sau: nếu giá nằm dưới MA sẽ thể hiện 1 xu thế giảm, nếu đường giá nằm trên MA sẽ thể hiện 1 xu thế tăng. MA hoạt động tốt và có độ chính xác cao ở những khung thời gian lớn như H1, H4 hoặc D1.
Ví dụ về đường EMA:
Như bạn thấy giá của cặp tiền tệ EURUSD đã nằm dưới đường EMA 200 suốt từ tháng 5/2019 cho tới hết tháng 2/2020. Và vì lẽ đó, EU liên tục giảm, cứ chạm EMA 200 lại lao xuống, không thể vượt qua được.
Hướng dẫn sử dụng Kênh giá song song để xác định xu hướng
Bản chất của kênh giá được tạo ra vẫn là từ các đường trendline. Tuy nhiên, như tên gọi là Kênh nên chúng sẽ được tạo ra bởi 2 đường thẳng song song thay vì chỉ 1 đường duy nhất.
Với 1 xu hướng tăng sẽ tạo ra 1 kênh giá hướng lên trên. Hay để tạo 1 kênh tăng thì bạn sẽ vẽ 1 đường song song với đường xu hướng trendline tăng sao cho chúng có thể chạm được nhiều đỉnh nhất.
Tương tự, với 1 xu thế giảm sẽ tạo ra 1 kênh giá hướng xuống dưới. Và bạn cũng vẽ 1 đường song song với đường xu hướng trendline giảm sao cho chúng có thể chạm được nhiều đỉnh nhất.
Bước 2: Xác định lực xu hướng dựa vào biểu đồ nến
Sau khi xác định rõ ràng xu hướng chính trong biểu đồ là tăng hay giảm theo các hướng dẫn phía trên của chúng tôi. Việc tiếp theo bạn cần làm là xác định lực của trend đó mạnh hay yếu, trend đã chuẩn bị kết thúc hay vẫn tiếp diễn. Việc này cực kỳ quan trọng để giúp bạn có thể xác định được điểm thoát lệnh cũng như biết nên tham gia vào thị trường hay chỉ nên đứng ngoài.
Trader đặc biệt là các trader mới vào nghề rất hay giao dịch ở gần cuối của 1 trend. Nghĩa là trend đã hiển thị 1 cách rõ ràng, đang có xu hướng yếu đi, thậm chí là khi các cá mập đã thoát hàng từ rất lâu, thì họ mới bắt vào lệnh, nên thường dẫn đến 1 tình trạng vô cùng phổ biến chính là Mua Đỉnh, bán Đáy, bắt dao rơi…
Và để tránh tình trạng này xảy ra với bản thân, bạn có thể sử dụng 1 trong số những cách sau đây để xác định lực của trend ra làm sao bạn nhé :
Sóng Elliott
Sóng Elliott có 1 mối tương quan rất lớn với lý thuyết Dow, nếu bạn hiểu được Dow bạn sẽ biết cách đếm sóng Elliott. Trong số 5 sóng của Elliott sẽ có 3 sóng chủ hay sóng tăng là sóng 1,3 và 5 cũng 2 sóng điều chỉnh là sóng 2 và 4, trong số này thường sóng 3 sẽ là sóng dài nhất. Đây là giai đoạn mà các nhà giao dịch bắt đầu chú ý tới 1 cặp tỷ giá, 2 sản phẩm hay 1 hàng hóa nào đó, tin tưởng rằng chúng thực sự tiềm năng cho nên liên tục mua vào. Khiến cho giá sẽ tăng mạnh và có thể sẽ phá vỡ mức giá cao nhất của điểm kết thúc sóng 1.
Các bạn có thể tham khảo cách đo và vẽ sóng theo bài viết sau đây :
Sử dụng mô hình nến đảo chiều để xác định lực của trend
Thông thường biểu đồ phân tích sẽ chia làm 3 dạng chính gồm: biểu đồ tiếp diễn, biểu đồ đảo chiều và biểu đồ đi ngang. Nếu đã xác định được xu hướng, các bạn có thể căn cứ vào từng biểu đồ trong khung giờ khác nhau, áp dụng các mô hình nến đảo chiều vào, để nhận biết điểm vào lệnh, thoát lệnh cũng là 1 phương án rất khả thi, được rất nhiều trader áp dụng hiện nay.
Thực tế, đây cũng là phương thức dễ nhận biết nhất để tìm kiếm sự sự đảo chiều xu hướng. Nên nếu chưa có nhiều kiến thức về giao dịch forex, chúng tôi khuyên bạn nên nắm bắt các mô hình nến đảo chiều này trước đã. Nó thực sự vô cùng hiệu quả, bạn chỉ cần kết hợp các nến đảo chiều với đường trendline hoặc EMA là bạn hoàn toàn có thể giao dịch, tìm được điểm vào lệnh, thoát lệnh đúng lúc.
Chúng tôi đã có 1 bài viết kèm video rất chi tiết về mô hình nến đảo chiều bạn có thể xem thêm ở đây :
Sử dụng mô hình giá để xác định lực xu hướng
Mô hình giá sẽ có 2 dạng chính gồm: mô hình tiếp diễn và mô hình đảo chiều.
Các mô hình này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phân tích kỹ thuật, mà bạn nên tìm hiểu sau các mô hình nến đảo chiều chúng tôi nói ở phía trên.
Các bạn cũng cần đặc biệt lưu ý các mô hình 3 như 3 đỉnh, 3 đáy hay vai đầu vai. Một sự trùng hợp kỳ lạ, trong phân tích kỹ thuật những dạng mô hình tạo từ con số 3 đều mạnh mẽ hơn tất cả các mô hình khác. Thậm chí, ngay cả các mô hình nến đảo chiều cũng vậy, sức công phá do cụm 3 nến tạo thành bao giờ cũng mạnh hơn rất nhiều so với mô hình 2 nến hay 1 nến.
Ngoài ra, mô hình tiếp diễn và đảo chiều chỉ thực sự tác dụng khi phía trước của mô hình phải là 1 xu hướng cụ thể (tăng hoặc giảm). Bởi phải có xu hướng rõ ràng thì mới có thể đảo nghịch lại xu thế trước đó, nếu không có xu hướng thì không thể nào có sự đảo nghịch được. Nên bạn thấy đó việc xác định xu hướng rất quan trọng khi giao dịch forex là rất quan trọng đúng không?
Chúng tôi đã liệt kê toàn bộ mô hình mà các bạn cần lưu tâm và nên thêm khảo như dưới đây, các điểm vào lệnh và thoát lệnh bạn có thể xem thêm hình minh họa đi kèm.
Mới đầu, bạn sẽ rất khó để nhìn, phát hiện ra mô hình, nhưng nếu sử dụng 1 thời gian bạn sẽ nhận diện các mô hình này dễ dàng thôi.
Mô hình tiếp diễn
Các mô hình tiếp diễn. Nguồn: Reddit
Mô hình đảo chiều
Word Các mô hình đảo chiều. Nguồn: Reddit
Các bạn cũng lưu ý ngoài 2 dạng mô hình này, còn 1 loại nữa có thể là gọi mô hình 2 bên, nghĩa là mô hình phá cạnh nào thì sẽ thực hiện lệnh theo cạnh đó như ảnh bên dưới:
Ví dụ cụ thể về mô hình:
Đây là mô hình cái cốc và tay cầm của vàng (thậm chí phần tay cầm cũng hình thành nên 1 mô hình nêm nên khi phá cạnh nêm giá vàng đã tăng mạnh. Đặc biệt, sau khi phá đường viền cổ neckline phía trên vàng đã tăng suốt từ từ 1300 lên hơn 1600 trong thời gian gần đây.
Sử dụng các chỉ báo như: RSI, MACD, Stoch, CCI…
Khi giá đã tăng quá nhiều hoặc giảm quá nhiều đó là lúc trader luôn tự hỏi liệu giá có tiếp tục tăng hoặc giảm nữa không. Ngoài việc sử dụng những mô hình chúng tôi kể trên, bạn cũng có thể sử dụng các chỉ báo Momentum để đo « đà » giá dựa vào sự so sánh giá trong khoảng thời gian nào đó. Nhờ những chỉ báo như vậy, sẽ báo cho trader biết tốc độ thay đổi của giá ngày càng mạnh lên hay yếu đi. Và khi càng mạnh lên sẽ ra sao, yếu đi sẽ như thế nào? Để trader khi biết được đà của giá, sẽ xác định xem nên vào lệnh hay không.
Một trong những điểm nổi bật nhất mà các momentum như RSI và MACD (cũng là các momentum được nhiều trader sử dụng) giúp xác định các mức phân kỳ và hội tụ.
Khi giá đã phân kỳ có nghĩa là giá tạo đỉnh cao hơn (HH) nhưng các chỉ báo kỹ thuật lại tạo ra 1 đỉnh thấp hơn (LH).
Đồng nghĩa giá không thể đạt được các đỉnh cao mới, hay người mua không còn mặn mà muốn tham vào để mua nhằm đẩy giá lên các mức giá cao hơn nữa. Như vậy khi phân kỳ xuất hiện rất có thể giá sẽ đảo chiều và giảm.
Tuy nhiên, chỉ là có thể chứ không thể khẳng định chắc chắn, lúc này các bạn cần quan sát áp dụng thêm 1 số phương thức khác như mô hình nến đảo chiều để gia tăng giá trị. Thông thường, khi giá đã phân kỳ chúng ta nên quan sát trước khi đặt lệnh, vì có nhiều trường hợp giá phân kỳ nhưng vẫn tiếp tục phá các đỉnh cũ và lao lên.
Ở hình ảnh phía trên như bạn thấy, vàng đã phân kỳ, nhưng cũng chính ở đỉnh cao hơn này thuộc khung nến ngày, Vàng đóng nến bằng 2 cây Pin Bar, điều này cho thấy sự lưỡng lự phân vân, kết hợp với phân kỳ được tạo ra cho nên vàng đã giảm khá mạnh.
Tương tự, hội tụ nghĩa là giá tạo ra các đáy thấp hơn nhưng chỉ báo lại cho thấy đáy cao hơn, hay phe bán không còn mặn mà muốn đẩy giá xuống thấp hơn nữa.
Cả phân kỳ và hội tụ về cơ bản đều cho tín hiệu xu hướng giá có thể sẽ đảo chiều. Việc của trader là phải quan sát hoặc thêm 1 số yếu tố khác rồi mới đặt lệnh. Các bạn cần hết sức lưu ý vấn đề này, đừng chỉ thấy giá đã phân kỳ đã vội vàng Sell hay khi thấy hội tụ đã vội vàng Buy.
Các bạn lưu ý, trong phân kỳ còn chia nhỏ làm phân kỳ bình thường và phân kỳ ẩn. Tuy nhiên, để tránh rắc rối cho các bạn mới vào nghề, định nghĩa về phân kỳ và hội tụ được hiểu đơn giản nhất chính là đường giá và chỉ báo chạy theo 2 hướng khác nhau.
Về phân kỳ và hội tụ bạn có thể sử dụng RSI, MACD, CCI hoặc Stoch để xác định. Mỗi indicator này sẽ có 1 số đặc điểm khác nhau nên bạn cũng cần nghiên cứu để hiểu rõ hơn bạn nhé.
Bước 3: Tìm điểm entry vào lệnh, tìm điểm cắt lỗ tìm điểm gồng lời
Sau khi đã xác định được xu hướng trên biểu đồ, xác định được sức mạnh của trend, việc tiếp theo chính là tìm điểm vào lệnh, tìm điểm cắt lỗ và chốt lời.
Thực tế, tìm kiếm được điểm cắt lỗ và chốt lời là 1 việc cực kỳ khó khăn ngay cả với các pro trader cũng không thể nào tính chính xác được những điểm này.
Ngoài việc áp dụng ngay những công cụ phân tích kỹ thuật ở trên, hoặc chốt lời ở các mức kháng cự và hỗ trợ, bạn có thể sử dụng Fibonacci để tìm điểm chốt lời.
Đây là 1 công cụ vô cùng hữu ích được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Với forex sẽ có 2 loại Fibonacci phổ biến nhất là: Fibonacci mở rộng dựa trên xu hướng và Fibonacci Thoái lui.
Thực tế, khi vẽ Fibonacci chủ yếu là để tìm ra các vùng kháng cự và hỗ trợ được phân bổ theo tỷ lệ Fibonacci, cho nên bạn có thể căn cứ theo các vùng này để vào lệnh và thoát lệnh.
Chi tiết về Fibonacci bạn có thể tham khảo thêm ở đây :
Ngoài ra để tìm điểm cắt lỗ trong các dạng mô hình phía trên chúng tôi cũng đã đưa hình ảnh để bạn tìm ra điểm cắt lỗ, hoặc trong từng bài viết về các dạng mô hình chúng tôi đều hướng dẫn cụ thể vấn đề này. Bạn có thể nhấn vào link từng bài để hiểu hơn nhé.
Như vậy, bạn đã biết cách 1 phân tích biểu đồ rồi chứ?
Việc đầu tiên quan trọng nhất chính là xác định xu hướng, cái này có thể sử dụng các đường MA, trendline.
Tiếp theo, bạn sẽ đi tìm điểm vào lệnh có thể sử dụng các đường trendline khi giá đã phá qua những cản này để vào lệnh, hoặc sử dụng các mô hình nến đảo chiều để tìm điểm vào lệnh. Điểm dừng lỗ sẽ là điểm gần với mức hỗ trợ hoặc kháng cự gần nhất, hoặc nằm cách các nến đảo chiều 1-2 pip.
Cuối cùng là điểm chốt lời chính là các vùng hỗ trợ và kháng cự hoặc Fibonacci.